1. Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) là gì?
Thiết bị bảo hộ lao động cá nhân, thường được gọi là “PPE”, là thiết bị đeo để hạn chế tối đa những chấn thương nghiêm trọng và bệnh tật tại nơi làm việc. Những chấn thương và bệnh tật có thể do tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ, vật lý, điện, cơ khí, hoặc các mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Thiết bị bảo hộ lao động cá nhân có thể bao gồm các hạng mục như găng tay, kính an toàn và giày dép, nút tai hoặc bịt, mũ cứng, mặt nạ phòng độc, hoặc yếm, áo khoác và các thiết bị đặc biệt khác.
2. Những gì có thể được thực hiện để đảm bảo sử dụng đúng thiết bị bảo hộ lao động cá nhân?
Tất cả các trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cần được thiết kế và chế tạo an toàn, và cần được lưu trữ trong một không gian sạch sẽ và đáng tin cậy. Một thiết bị PPE tốt là phải vừa vặn, thoải mái khi mặc, và được người sử dụng ủng hộ. Nếu các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân không bảo quản, sử dụng đúng cách thì nó có thể gây phản tác dụng trong công tác an toàn hoặc phát sinh nguy hiểm khi sử dụng. Khi các công nghệ, kỹ năng thao tác trong công việc và công tác quản lý là không khả thi hoặc không cung cấp đầy đủ sự an toàn, thì người sử dụng lao động phải cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân cho người lao động và đảm bảo người lao động sử dụng phù hợp. Người sử dụng lao động cũng được yêu cầu phải đào tạo nhân viên các kiến thức cần thiết để sử dụng thiết bị bảo hộ lao động cá nhân:
- Khi nào thì cần thiết sử dụng thiết bị bảo hộ lao động cá nhân (PPE) ?
- Nên sử dụng loại nào cho phù hợp ?
- Cách sử dụng các thiết bị PPE như thế nào cho chính xác ?
- Cung cấp thông tin những hạn chế của thiết bị.
- Bảo quản thích hợp, bảo trì, hạn sử dụng và thay thế các thiết bị bảo hộ lao động khi cần thiết.
Nếu PPE được sử dụng, một chương trình PPE cần được thực hiện. Chương trình này cần phải:
- Giải quyết các mối nguy hiểm hiện nay.
- Lựa chọn, bảo trì và sử dụng PPE.
- Đào tạo nhân viên an toàn.
- Giám sát các chương trình để đảm bảo hiệu quả liên tục của nó.
3. Vì sao bạn cần có Trang bị bảo hộ lao động?
Mặc dù mọi biện pháp bảo vệ đã được tính toán trong khi lập dự án và thiết kế công việc, song trong phần lớn trường hợp trong khi thi công xây dựng vẫn cần phải có một số Trang bị bao ho lao dong như mũ, kính bảo vệ mắt, mũ bịt tai, ủng và găng tay… để bảo vệ công nhân. Tuy nhiên, khi sử dụng vẫn có một số điều bất tiện như:
- Làm vướng víu cử động và giảm tiến độ thi công.
- Cần có sự giám sát đặc biệt để đảm bảo Trang bị bảo hộ lao động đã được sử dụng đầy đủ.
- Tốn tiền mua sắm
- Trong trường hợp có thể, tốt nhất nên loại trừ trước các rủi ro và độc hại.
Một số loại Trang bị bảo hộ lao động cần được sử dụng trong tất cả các công trường như mũ hay ủng bảo hộ. Nhu cầu sử dụng các loại khác tùy thuộc vào loại công việc bạn làm. Cần nhớ rằng quần áo bảo hộ lao động sẽ bảo vệ tốt cho làn da.
♦ Những điểm cần nhớ: Loại bỏ trước những mối nguy hiểm trên công trường là biện pháp an toàn hơn, và thông thường là rẻ hơn so với việc cung cấp các Trang bị bảo hộ lao động.
a. Trang bị bảo hộ lao động bảo vệ đầu:
Những vật thể rơi, những vật treo lơ lửng và những vật sắc nhọn có mặt khắp nơi trên công trường xây dựng. Một dụng cụ nhỏ, hay một chiếc bu lông, nếu rơi từ độ cao từ 10 đến 20m xuống đầu người không được bảo vệ có thể gây ra chấn thương rất nặng, thậm chí dẫn tới tử vong. Những chấn thương ở đầu thường xãy ra khi làm việc, đi lại ở dưới đất.
Mũ an toàn có thể bảo vệ đầu một cách hiệu quả khỏi những tai nạn này. Nên đội mũ bảo hộ bất cứ khi nào ở trên công trường, đặc biệt tại những khu vực đang có thi công trên cao. Những khu vực này thường được gọi là “khu vực yêu cầu đội mũ bảo hộ”, cần phải có những tín hiệu an toàn để rõ ràng ở những lối vào và ở những vị trí cần thiết khác
Tất cả mọi người, từ nhà quản lý, đốc công và khách ra vào đều phải áp dụng chung một nội quy. Chỉ được sử dụng những mũ bảo hộ đã qua kiểm định và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế. Mũ bảo hộ phải có quai đeo để tránh bị rơi, và để đội vào bất cứ lúc nào cần thiết.
♦ Những điều cần nhớ: Mũ an toàn chỉ bảo vệ được bạn khi bạn đội nó vào.
b. Trang bị bảo hộ lao động bảo vệ chân:
Chấn thương vùng chân bao gồm hai kiểu chính: một là do dẫm phải đinh chưa được đập bằng xuống hay nhổ đi, hai là do vật liệu rơi vào chân. Cả hai loại chấn thương này đều có thể giảm được xuống mức thấp nhất bằng cách sử dụng giày an toàn và ủng bảo hộ chân. Kiểu giày an toàn hay ủng bảo hộ được sử dụng tùy thuộc vào bản chất công việc (chẳng hạn sự có mặt của mạch nước ngầm trên công trường), song mọi loại giày an toàn , ủng bảo hộ nên có đế chống thủng và ở mũi có tấm lót bằng sắt.
Có nhiều loại giày an toàn, ủng bảo hộ như:
- Giày bảo hộ bằng da nhẹ, đế bằng để leo trèo.
- Giày an toàn và ủng bảo hộ bình thường dùng cho các công việc nặng.
- Ủng làm bằng cao su hoặc chất dẻo để chống lại các chất ăn mòn, hóa chất và nước.
♦ Những điều cần nhớ: Có đủ các kiểu giày an toàn, ủng bảo hộ để đáp ứng mọi nhu cầu.
c. Trang bị bảo hộ lao động bảo vệ tay và da:
Tay là bộ phận rất dễ bị chấn thương, và cũng là bộ phận chịu nhiều chấn thương nhất trên cơ thể trong các tai nạn về xây dựng. Rách, trầy da, gẫy tay, sai khớp, cụt tay và bỏng tay là những tai nạn vẫn hay xảy ra. Những tai nạn này hầu hết có thể phòng tránh bằng cách sử dụng những thiết bị và kỹ thuật lao động chân tay tốt, dùng trang bị bảo hộ tay phù hợp như găng tay hay bao tay dài.
Những công việc nguy hiểm phổ biến nhất cần sử dụng đến trang bị bảo vệ tay là:
- Những công việc có tiếp xúc với những bề mặt thô, sắc hoặc lởm chởm.
- Tiếp xúc với các chất độc, ăn mòn, nóng, chất bắn tóe như nhựa rải đường bitum, nhựa cây.
- Khi làm việc với các máy rung như máy khoan khí nén mang trang bị tay có phương pháp triệt rung.
- Làm các công việc về điện trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc lạnh.
Các bệnh về da là vấn đề thường gặp trong xây dựng, trong đó bệnh viêm da tiếp xúc là phổ biến nhất. Bệnh này gây mẩn ngứa, làm da có màu đỏ, kết vảy hoặc nẻ, và có thể trở nên rất tồi tệ, ảnh hưởng tới khả năng lao động của bạn. Xi măng ướt là một trong những nhân tố chính làm hại da. Một số hóa chất thậm chí còn gây ung thư da sau quá trình tiếp xúc lâu dài như hắc ín, nhựa đường, nhựa epoxy, các chất axit dùng để lau chùi, chất tẩy sơn. Vì vậy ngoài việc sử dụng găng tay, cần bôi thêm các lớp kem bảo vệ lên da, mặc quần áo dài tay và đi ủng cao su.
♦ Những điểm cần nhớ: Nếu phát hiện thấy da có vấn đề, hãy báo lại ngay lập tức cho đốc công.
d. Trang bị bảo hộ lao động bảo vệ mắt:
Nhiều chấn thương mắt sinh ra trong công nghiệp do những vật liệu bắn phải, do bụi hoặc bức xạ trong khi thực hiện những công việc sau:
- Đập phá, cắt, khoan, đẽo hoặc lát đá, bê tông và xây gạch bằng tay hay bằng các công cụ bằng tay.
- Bào hoặc đẽo những bề mặt được sơn hay bị ăn mòn.
- Chặt hay cắt đứt bu lông và đinh tán nguội.
- Mài khô các bề mặt bằng máy mài điện.
- Hàn và cắt kim loại.
Trong một số quá trình công nghiệp cũng có một số mối nguy hiểm như những loại chất lỏng nóng hoặc có tính ăn mòn bị đổ tràn, rò rỉ hay bắn tóe.
Một số mối nguy hiểm trên có thể loại trừ hoàn toàn bằng cách sử dụng những máy móc bảo vệ, thông hút gió và thiết kế công việc phù hợp. Đối với nhiều mối nguy hiểm khác, chẳng hạn như công việc cắt hoặc rải đá thì giải pháp thực tế nhất là dùng tấm kính chắn hoặc đeo kính bảo vệ mắt. Đôi khi người công nhân cũng ý thức được rõ mức độ nguy hiểm của công việc mà họ đang làm, và hậu quả xảy ra nếu mắt họ bị hỏng, song họ vẫn không đeo trang bị bảo vệ mắt. Nguyên nhân là kiểu kính bảo vệ được sử dụng có thể hạn chế tầm nhìn, gây bất tiện khi đeo và cũng có thể là khi cần thì lại không có ngay trong tay (Hình 53).
♦ Những điều cần nhớ: 90% các chấn thương mắt có thể ngăn ngừa trước bằng trang bị bảo vệ mắt phù hợp.
e. Trang bị bảo hộ lao động bảo vệ hô hấp:
Trên công trường xây dựng thường có nhiều công việc mà ở đó có mặt những loại bụi, sương, hay chất khí nguy hiểm như:
- Nghiền và vận chuyển đá.
- Đổ cát.
- Phá dỡ những tòa nhà trong đó có chất cách ly amiăng.
- Hàn và cắt những vật liệu được phủ bề mặt bằng các chất liệu chứa chì, kẽm, nikel và cadmi.
- Phun sơn.
- Nổ mìn.
Chọn lựa chuẩn xác mặt nạ phòng độc:
- Bất cứ khi nào nghi ngờ trong không khí có những chất độc, phải đeo mặt nạ phòng độc ngay. Kiểu mặt nạ phù hợp phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm và điều kiện làm việc và bạn cần được hướng dẫn cách sử dụng, lau chùi và bảo quản. Cần tham khảo cách chọn loại mặt nạ và bộ lọc phù hợp ở những người chịu trách nhiệm về an toàn và vệ sinh.
- Loại mặt nạ đơn giản nhất là kiểu làm bằng giấy không phân hủy. Cần nhớ rằng loại này chỉ có tác dụng chống bụi.
Có 3 kiểu bán mặt nạ có bộ lọc
- Loại dùng để chống các chất khí và khói, ví dụ như khi sử dụng sơn chứa dung môi: có một bộ lọc chứa than hoạt tính.
- Bộ lọc hỗn hợp bao gồm cả bộ lọc bụi và bộ lọc khí. Bộ lọc của loại này phải được thay thường xuyên.
- Loại mặt nạ che kín mặt có thể lắp những bộ lọc như trên, bảo vệ được cả mắt và khuôn mặt.
Máy hô hấp có các bộ phận khép kín với một mặt nạ kín mặt được cung cấp dưỡng khí bằng khí nén là loại trang bị bảo hộ tốt nhất. Mặt nạ này buộc phải sử dụng tại những nơi không gian hạn hẹp và bất cứ nơi nào có điều kiện cung cấp dưỡng khí không được bảo đảm. Dưỡng khí có thể được cung cấp cho mặt nạ từ máy nén khí qua bộ lọc hoặc bình khí nén hay bình ô xy
Trong điều kiện khí hậu nóng bức thì mặt nạ che kín mặt là loại mặt nạ tiện lợi nhất vì nó chỉ áp lỏng trên cả khuôn mặt và bản thân dưỡng khí có tác dụng làm mát. Người sử dụng phải được hướng dẫn cách dùng máy hô hấp có các bộ phận khép kín và phải tuân theo chỉ định của nhà sản xuất.
♦ Những điểm cần nhớ:
- Dùng sai loại mặt nạ hoặc không đúng cỡ sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Bộ lọc chỉ có thời hạn sử dụng nhất định. Phải tuân theo các chỉ định và không cố sử dụng những loại bộ lọc đã quá hạn.
f. Trang bị bảo hộ:
Phần lớn số tai nạn chết người xảy ra trong xây dựng là do ngã cao. Khi công việc không thể tiến hành trên giàn giáo hay thang dẫn, hoặc trên xe có sàn công tác lên xuống được thì mang trang bị bảo hộ là cách duy nhất để tránh thương vong.
Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng trang thiết bị bảo hộ đã được nói đã được quy định pháp luật hiện hành. Một trường hợp khá phổ biến khác có thể phải sử dụng trang bị bảo hộ, thậm chí đôi khi phải có lưới an toàn phụ trợ thêm, là công việc bảo dưỡng trên các kết cấu thép như cầu đường hoặc các cột tháp.
Có rất nhiều kiểu đai lưng an toàn và quần áo bảo hộ. Nên hỏi nhà sản xuất để biết rõ tác dụng, cách sử dụng và bảo quản của từng loại. Nên sử dụng cả một bộ trang bị an toàn đầy đủ hơn là chỉ có một đai lưng an toàn.
Một bộ trang bị an toàn và các dây đai an toàn hoặc dây an toàn toàn thân phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Hạn chế khả năng bạn có thể bị rơi từ độ cao trên 2m bằng một thiết bị hãm.
- Đủ chắc để chịu được trọng lượng cơ thể.
- Được gắn vào một cấu trúc cứng vững chắc qua một điểm neo chắc chắn nằm phía trên vị trí làm việc.
BẢO HỘ LAO ĐỘNG MIỀN TRUNG
MST: 0401980010
Trụ sở: 65 Nguyễn Như Hạnh, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng
Cửa hàng: 86 Nguyễn Viết Xuân, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Hotline: 0777 555 700
Nhân Viên KD: 0905.019.101
Nhân Viên KD: 0905.444.950
giao hàng nhanh! sản phẩm bền. 5 sao cho shop!
Tư vấn nhiệt tình! sản phẩm tốt. Đánh giá 5 sao!